Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm - Tình trạng ngộ độc thực phẩm ngày càng trở nên nghiêm trọng, nó có thể bất kỳ từ trẻ nhỏ, người lớn, người già. Nguyên nhân cho tình trạng báo động trên là thực phẩm bẩn vẫn bày bán tràn lan tại chợ, siêu thị. Hãy cùng Ecomama tìm hiểu nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhé.
Ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm là cơ thể bị nhiễm độc tố hoặc bị vi khuẩn - vi rút xâm nhập khiến đường tiêu hóa có vấn đề, cơ thể suy nhược, hệ miễn dịch có thể có những phản ứng tại chỗ như mệt mỏi, sốt,... Vậy nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là gì?
1- Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Nguyên nhân chính và thường gặp hơn cả gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm là bệnh nhân ăn phải thực phẩm nhiễm độc; nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn vi rút). Đôi khi cũng do nguồn nước sinh hoạt, nấu nướng ăn uống của gia đình bị ô nhiễm, chứa nhiều kim loại nặng ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có mùa hè/quanh năm nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm mốc) phát triển và làm đồ ăn bị hư hỏng. Nếu bảo quản không đúng cách thì đồ ăn, thức uống rất dễ bị ôi, thiu, nấm mốc. Đặc biệt, là những thực phẩm giàu đạm, giàu chất béo như: trứng, thịt, sữa, cá,... Dưới đây là những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm:
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm chất độc hóa học; thặng dư phân bón hóa học - thuốc trừ sâu vượt quá ngưỡng an toàn ở thực vật; chất phụ gia trong chế biến thực phẩm; hóa chất trong bảo quản thực phẩm. Hoặc do ăn sống một số loại rau xanh chưa qua chế biến như: đậu, cải bruxen,...
- Do ăn phải những thực phẩm có chứa độc tố tự nhiên như: cá nóc, nấm độc, cóc lạ, mầm khoai tây,... Bản thân thực phẩm đã có sẵn độc tố nên dù chế biến thế nào cũng rất khó loại bỏ độc tố, dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
- Chế biến thức ăn không đúng cách đối với những nhóm thực phẩm kỵ nhau, những loại thực phẩm tuyệt đối không thể kết hợp với nhau bởi có thể gây ra chất kịch độc, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe hoặc gây ngộ độc: bột sắn - mật ong, thịt chó - nước chè, sữa đậu nành - trứng gà,.... Hoặc trong quá trình chế biến sử dụng quá nhiều chất phụ gia thực phẩm như: hàn the,...
- Ngộ độc do ăn phải đồ ăn đã bị biến chất: thức ăn ôi thiu; thực phẩm đã quá hạn sử dụng thay vì cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, chúng lại chứa nhiều độc tố gây hại cho hệ tiêu hóa và cơ thể người.
- Ngộ độc do thức ăn nhiễm độc tố hoặc vi sinh vật hoặc nhiễm độc từ vi sinh vật: Nguy cơ cao nhất là khi ăn các món gỏi (thịt sống): gỏi cá, gỏi hải sản; trứng chưa được nấu chín kỹ; nước trái cây hoặc sữa chưa được tiệt trùng; tiết canh;...
>>> Xem thêm: Thế nào là nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm?
2- Triệu chứng thường gặp của người bệnh bị ngộ độc thực phẩm
Khi mắc ngộ độc thực phẩm cơ thể có thể sẽ xuất hiện một, một vài hoặc đồng thời tất cả những triệu chứng dưới đây:
- Đau bụng: Đối với trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra, những độc tố từ vi khuẩn, vi rút có thể gây kích ứng ruột, niêm mạc dạ dày nên sẽ xuất hiện cảm giác đau bụng. Cũng có thể do xuất hiện viêm dạ dày mà gây chướng bụng, đầy hơi và đau bung; có thể đau âm ỉ hoặc từng đợt. Thường vị trí đau sẽ làm ở giữa khung xương sườn và xương chậu của người bệnh. Cùng với đó, người bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể xuất hiện tình trạng chuột rút tại vùng bụng, do cơ bụng co thắt thường xuyên nhằm tăng cường quá trình đào thải tự nhiên; cố gắng loại bỏ vi sinh vật có hại ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất.
Mặc dù vậy đau bụng cũng là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý khác nên khi xuất hiện một mình triệu chứng này người bệnh chớ nên vội kết luận mà nên chủ động theo dõi cơn đau và thông báo với người thân gần nhất về tình trạng sức khỏe của mình.
- Tiêu chảy: Người ngộ độc thực phẩm có thể đi phân lỏng nhiều lần trong vòng 24h (từ 3 lần trở lên). Nguyên nhân là do chất độc ngấm vào đường ruột khiến hệ tiêu hóa làm việc kém hiệu quả hơn bình thường, khả năng hấp thụ chất lỏng và nước khác tại dạ dày cũng kém đi nên phần lớn chúng được đẩy ra ngoài. Đối với người ngộ độc thực phẩm thì tiêu chảy thường kèm với các triệu chứng khác như đầy hơi, căng cứng vùng bụng, thường xuyên có cảm giác muốn đi vệ sinh, thường xuyên khát nước. Tiêu chảy cũng dẫn tới một vài biểu hiện của việc thiếu nước khác như: da nhăn nheo, tái nhợt, mắt trũng. Nên bổ sung nước bằng dung dịch oresol và ăn cháo trắng loãng.
- Đau đầu: Đây cũng được xem là triệu khá phổ biến với người bị ngộ độc thực phẩm bởi cơ thể mất nước, mệt mỏi khiến hệ tuần hoàn hoạt động kém hơn bình thường nên dẫn tới tình trạng đau nhức đầu. Kèm theo đó là cảm giác nôn mửa thường xuyên, mất nước, cơ thể mệt mỏi và thiếu tỉnh táo hơn bình thường.
Mệt mỏi và chán ăn: Do hệ tiêu hóa có vấn đề nên người bị trúng thực (ngộ độc thực phẩm) thường có cảm giác chán ăn. Đây chính là phản ứng phòng vệ tự nhiên của hệ miễn dịch đối với vi khuẩn, vi rút gây hại cho đường tiêu hóa. Cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng do ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn tới cảm giác uể oải và mệt mỏi.
- Nôn mửa: Do cơ bụng và cơ hoành thường xuyên co bóp nhằm đào thải chất độc, vi sinh vật gây hại ra ngoài cơ thể sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, thường xuyên nôn mửa có kèm theo dịch dạ dày. Khác với dấu hiệu bạn đầu của những bệnh lý khác người bị ngộ độc thực phẩm sẽ nôn mửa kéo dài; sau đó có thể tăng dần hoặc giảm dần về tần suất tùy vào loại độc tố bị nhiễm và thể trạng của mỗi người.
- Ớn lạnh từng cơn: Hệ miễn dịch phải liên tục làm việc để xử lý và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể nên cơ thể sẽ bị ớn lạnh. Theo nghiên cứu thì việc rùng mình, co bóp cơ toàn thân giúp người bệnh thư giãn và tạo ra nhiệt tự nhiên bởi tình trạng này thường đi kèm với sốt. Cơ thể sẽ tiết ra hoạt chất Pyrogens khiến bạn cảm thấy ớn lạnh dù nhiệt độ cơ thể đang cao hơn mức bình thường.
- Sốt: Nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38oC, đây là dấu hiệu tự nhiên khi hệ miễn dịch đang cố gắng chống lại độc tố, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể; lúc này sốt cao thường đi kèm với cảm giác buồn nôn.
- Đau nhức cơ: Người trúng thực cũng sẽ có cảm giác đau nhức các khối cơ khắp cơ thể bởi hoạt chất histamin được giải phóng nhằm mở rộng mạch máu, tăng cường số lượng bạch cầu đi khắp cơ thể để chống lại tình trạng viêm nhiễm tại đường tiêu hóa. Do vậy, các khối cơ đều bị chèn ép nên dễ cảm thấy đau nhức.
3- Cách xử lý và phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện ngộ độc thực phẩm ở thể nhẹ người bệnh có thể bổ sung nước và các chất điện giải bằng dung dịch oresol, đường glucozo hoặc truyền dung dịch nước muối đẳng trương 0,9% tại nhà (nên gọi dược sĩ hoặc nhân viên y tế địa phương hỗ trợ). Các trường hợp xuất hiện nhiều triệu chứng ngộ độc, tần suất nôn mửa thường xuyên, đau bụng dữ dội, đau đầu,... thì người bệnh cần đến ngay trạm y tế gần nhất để kịp thời chữa trị
Muốn phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì bạn cần phải tuân thủ chế độ “ăn chín uống sôi”; chế biến thực phẩm đúng cách; giữ vệ sinh nguồn nước sinh hoạt và sơ chế thực phẩm đúng cách giúp loại bỏ độc tố trước khi nấu ăn. Như vậy, rửa sạch thực phẩm đúng cách là yếu tố đầu tiên giúp ngăn ngừa độc tố ngấm vào thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất; chính bởi vậy mà ngày càng có nhiều bà nội trợ quan tâm đến các sản phẩm máy rửa rau củ quả gia đình với khả năng khử khuẩn bằng ion Ag+ và chế độ sục Ozone hiện đại an toàn tuyệt đối với cơ thể. Máy rửa rau quả đang dần trở thành thiết bị thiết yếu không thể thiếu với mỗi gia đình.
Kết luận, bạn hãy chọn thực phẩm cẩn thận, hãy làm sạch thực phẩm trước khi chế biến. Hy vọng những chia sẻ trên mang lại nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Theo: https://bantintuc2s.blogspot.com/
________________ Bạn đang xem bài viết: Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Link bài viết: Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét